Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

CỐ LÊN


Vừa rồi nhận được điện thoại của Bạn " tao chán quá Ch ơi, chắc tao không sống nổi..." , tôi bần thần suốt... bận quá nên chưa xuống thăm Bạn được...

Đã hơn hai tháng tôi và bạn chưa gặp nhau thì phải? chúng ta chỉ gặp nhau qua những dòng tin ngắn ngủn. Tôi biết bạn đang buồn, tôi muốn ôm bạn vào lòng và khóc cùng bạn, nhưng không thể...tôi và bạn ở cách xa nhau quá...và dạo này tôi lại bận triền miên...
Bạn có cuộc sống của riêng bạn, tôi cũng vậy. Giờ đây nghĩ lại chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu chuyện vui buồn, và giờ đây mỗi đứa chúng ta lại đang chạm phải những nỗi đau mới...
Tôi biết bạn đang đau đớn , tôi hiểu cho bạn...nỗi đau của bạn tôi phải làm gì để chia sẽ với bạn bây giờ?
Hạnh phúc đã không mỉm cười với bạn và tôi... bạn đừng tự trách móc mình nữa...bạn hãy cố gắn vượt qua...vượt qua để mà sống, sống cho hai cô công chúa nhỏ của bạn và sống cho bạn.
Đừng bao giờ tuyệt vọng nhé, bạn tôi ơi! Hãy sống tốt, thật tốt, thật ý nghĩa và hãy biết trân trọng cuộc sống của mình trong từng phút giây....và hãy sống có niềm tin bạn tôi nhé!
Cầu mong bạn vượt qua được... Cố lên bạn tôi ơi!!!

Ba tôi

Câu chuyện làm ăn: Tỷ phú xứ rừng Cập nhật ngày: 18/03/2010 09:57:56
Ông Lâm Thanh Tòng (70 tuổi, ấp 1, xã Tân Hiệp, Phú Giáo) là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Vốn là giảng viên của một trường đại học ở TP.HCM, ông Tòng lặn lội tìm lên rừng để làm kinh tế gia đình. Từ hai bàn tay trắng, sau hơn 20 năm gầy dựng đến nay ông Tòng đã có một cơ ngơi bề thế với thu nhập mỗi năm lên đến vài tỷ đồng.
Ông Lâm Thanh Tòng (bên phải) và con đường bê tông mới mở
Sau ngày đất nước mới giải phóng, không ai dám chắc đến với vùng đất Tân Hiệp, huyện Phú Giáo (lúc bấy giờ là tỉnh Sông Bé), sau này sẽ có một cuộc sống sung túc. Thế nhưng, với ông Lâm Thanh Tòng, bỏ phố lên rừng là bởi niềm đam mê. Những ngày đầu ở vùng đất mới Tân Hiệp, có lúc vợ chồng ông suýt bỏ mạng vì những cơn lũ rừng. Khó khăn, gian khổ không làm ông nhụt chí. Trò chuyện với chúng tôi, ông tâm sự: “Năm 1988 tôi còn là giảng viên của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Cuộc sống khó khăn, đồng lương giảng viên không đủ lo cho gia đình nên tôi phải lên rừng để kiếm thêm kế sinh nhai”. Từ 16.000 đồng ban đầu, theo lời giới thiệu của bạn bè, hai vợ chồng ông Tòng quyết định lên Tân Hiệp mua đất khai hoang. “Lúc mới đến, đường sá đi lại còn khó khăn, rừng hoang vu, cây cỏ rậm rạp, vợ tôi mới nhìn đã nản, nhưng tôi thì quyết chí trụ lại”, ông Tòng tâm sự.
Lúc bấy giờ, để vào đến rẫy ông Tòng phải gửi xe cách 3 - 4 cây số. Có khi vừa vào đến rẫy thì trời đổ mưa, nước lũ cuồn cuộn đổ về, trong khi đó vào sáng hôm sau ông phải có mặt ở thành phố cho kịp giờ lên giảng đường. Một kế hoạch vượt lũ được ông vạch ra, nhưng khổ nỗi vợ ông không biết bơi: “Cũng may là có chiếc thau nhựa mang theo chứ không cả hai vợ chồng đã bị nước lũ cuốn mất rồi!”, ông Tòng nói. Con đường từ ĐT744 vào địa bàn xã Tân Hiệp bây giờ đã được trải nhựa khang trang. Từ trung tâm xã vào đến khu vườn nhà ông hiện nay không còn xa, nhưng mỗi khi trời đổ mưa lớn con đường vẫn trơn trượt, sình lầy. Ông nghĩ cả hai vợ chồng giờ đã già, đi lại khó khăn, lỡ té ngã thì ân hận lắm. Vậy là ông bỏ hẳn mấy trăm triệu làm con đường bằng bê tông dài gần cả cây số từ vườn dẫn ra đường lớn.
Ông Tòng cho biết hiện gia đình ông đang sở hữu khu rừng cao su khoảng 50 ha, trong đó hơn 30 ha đang cho thu hoạch. Trong khu vườn còn có hơn 1.000 gốc mai, 200 cây gỗ sưa hơn 1 năm tuổi, vài trăm con heo, thỏ và 3 ao cá, mỗi năm thu được hơn 30 tấn. Chúng tôi nhẩm tính tổng tài sản của gia đình ông Tòng hiện nay chí ít cũng hơn một chục tỷ đồng. Thu hoạch từ mủ cao su, heo, thỏ, cá... mỗi năm không dưới vài ba tỷ đồng. Ông Tòng khẳng định mức thu nhập đó là đạt và cho biết thêm ông đang giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với thu nhập ổn định.
Để có được như ngày hôm nay, theo ông Tòng không phải cứ làm là thành công, điều cốt yếu là phải có sự đam mê, kiên trì, biết “lấy ngắn nuôi dài”. Ông Tòng cho biết có nhiều người cùng lên khai hoang, lập nghiệp như ông nhưng chỉ được vài ba năm đã phải bỏ xứ mà đi vì không chịu được khó khăn, gian khổ những ngày đầu.
TÂM THƯ

Bài đăng phổ biến